e Blog chia sẻ niềm vui, giảm stress | Tìm hiểu về Thiền

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Thiền và khoa học

   Soeur Elaines McInnes là một vị nữ tu Thiên chúa Giáo, và cũng là một Thiền sư Phật giáo. Năm 1980, sau 15 tu học về thiền quán ở Tokyo, Bà có đuợc danh xưng là Zen Roshi – Thiền sư. Trong vòng 40 năm, Bà đã đem mùi vị của Thiền Quán rải khắp các nhà tù trên thế giới.

sự kiểm soát hơi thở và Stress
Tác dụng của sự kiểm soát hơi thở và Stress
1) Sự tương quan giữa Mind và Body :
Thế kỷ thứ XVII, René Descartes nhà toán học và triết học người Pháp, khẳng định thuyết nhị nguyên, tách rời thế giới tâm linh và thế giới vật chất, (mind – body dualisme) theo ông, Mind: tư tưởng, và Body: cơ thể, là hai cái entity không làm cùng 1 chất liệu. Này nhé: nếu bạn cầm dao cắt vào da thịt, máu sẽ tuôn trào, nhưng nếu bạn đưa bộ óc lên bàn mổ, thì ý tưởng không chảy ra theo vết cắt...vì vậy những gì xảy ra trong tư tưởng hoàn toàn biệt lập với những gì xảy ra trong cơ thể, nói cách khác đó là hai phần tử riêng biệt, không ảnh hưởng gì đến nhau. Nếu như Descartes còn sống đến ngày nay thì hẳn là ông đã thấy mình thật sự sai lầm...




Tư tưởng và cơ thể con người là 2 bộ phận liên quan mật thiết, những tình cảm yêu ghét, giận hờn không thể cân đo đong đếm đó có thể dẫn đến những căn bệnh rất thực tế như nghẽn tim, loét bao tử, hay ngược lại những căn bệnh hiểm nghèo mà bác sĩ tưởng chừng phải bó tay bỗng nhiên thuyên giảm một cách kỳ diệu sau những cuộc hành hương. Và nữa, sức mạnh của thiền định – Meditation – là một sự thật không thể chối cãi. Sự kiện những vị thiền sư Tibet ngồi toạ thiền trong tuyết lạnh và sử dụng Hoả thân để làm nóng lớp chăn phủ trên người đã làm nao núng giới khoa học gia Tây phương.  
Có một sự giải thích khoa học nào không cho những sự kiện tưởng như thuộc về một thế giới huyền bí của tâm linh đó? Hay chúng ta đành dễ dãi bằng lòng với cách xếp hạng chúng vào mục...Khoa học huyền bí, và phải kêu gọi đến...lòng tin - faith - để mà...gật gù: “Đã bảo là huyền bí rồi mà!”. Trước khi vận dụng đến “khả năng tin tưởng” của tâm linh, chúng ta hãy thử dùng con mắt khoa học để khảo sát về hiện tượng tương quan giữa Cơ thể (Body) và Ý tưởng (Mind) qua các chứng bệnh. (Trong phạm vi bài này Tiff chỉ xin bàn tới sự liên quan giữa Stress, các căn bệnh gây ra bởi Stress và ứng dụng của Thiền – Meditation – trong đòi sống hàng ngày).     

não bộ trong lúc thiền định

2) Sự liên quan giữa Stress và Bệnh:        

Tất cả chúng ta đều biết Stress gây ra rất nhiều bệnh. Cái list của những căn bệnh thời đại đó càng ngày càng dài ra tưởng như không bao giờ hết. Cái Stress cao độ (intense) và kéo dài (prolonged) làm yếu đi khả năng đề kháng của cơ thể (immunity defense), làm mệt mỏi trái tim, làm hư hoại những tế bào của não bộ (memory’s brain cell), làm tăng mỡ đọng ở eo và mông (một trong những risk factor của heart desease (nghẽn tim, infartus...), cancer và diabetese (đái đường). Stress cũng dự phần lớn vào những bệnh thoái hoá như polyarthritis rhumatoide – thoái hóa khớp xương), những bệnh tâm thần – depression, và góp phần làm cho các tế bào mau già.    
   
Các cơ cấu giữa Stress và Disease chỉ mới được hiểu khá tường tận từ khoảng đầu thập niên này (vào khoảng năm 1990, những bài học về Stress còn nằm trong phần Psychiatric mà không phải là phần Diagnosis – bệnh lâm sàng).    

Phần2: Stress và ứng dụng của Thiền

                                                                           Nguồn: Phật Giáo Việt Nam


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
BACK TO TOP