Hãy nhìn vào ngày hôm nay

Vì nó là cuộc sống, rất đời giữa cuộc đời. Trong dòng chảy ngắn ngủi của mình, nó phơi bày những chân lý và sự thật về sự tồn tại của bạn.

Hiển thị các bài đăng có nhãn THIỀN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn THIỀN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Phân biệt Thiền định và Thiền Vipassana

  Sau khi tìm hiểu về Thiền ở bài viết trước, chúng ta đã nắm được khái niệm cơ bản về Thiền, với những người sơ tâm mới bước vào Thiền thì không tránh khỏi việc bị rối rắm. Tuy vậy những người mới tìm hiểu về Thiền nhất định phải phân biệt được 3 kỹ thuật chính của Thiền đó là:
Thiền Chánh Niệm( satibhavana)
 Thiền Định (samathabhavana)
- Thiền Tuệ Quán (vipassanabhavana)
- Thiền Chánh Niệm là phương pháp giữ Niệm (sati) trên bốn lãnh vực, gồm thân thể, cảm giác, tâm và đối tượng của tâm (tứ niệm xứ)
- Thiền định còn gọi là Định hay Tịnh chỉ, là pháp an trú tâm trên một đối tượng. Thường các nhà sư dung hơi thở là đối tượng để an trú tâm.
- Tuệ quán là công phu quán sát các đối tượng, hiện tượng đang hiện hữu, diễn biến, xảy ra trong thân và tâm với mục đích để nhìn thấy tính duyên hợp, vô thường và vô ngã của chúng. Mục đích của Tuệ quán là tạo ra các tuệ cần thiết cho sự giác ngộ các quả thánh.

Để có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán) chúng ta sẽ cùng nghiên cứu hai phương pháp tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.

Thiền định : 
 -  Định của thiền định là tâm sở nhất tâm, trụ tâm nằm trên một đề mục cố định duy nhất. -  Đề mục của thiền định là tục đế (chế định), không có sanh diệt. -  Thiền định sử dụng đại định, kiên cố định và an chỉ định. -  Thiền định chỉ giúp tạm thời đè nén, khống chế phiền não.
Thiền Vipassana :-  Định của thiền quán là tâm sở nhất hành, thực hành thiền Vipassana, hành giả có khả năng định trên nhiều đối tượng khác nhau.-  Đề mục của thiền Vipassana là chơn đế, có sanh diệt.-  Thiền Vipassana sử dụng cận định và sát na định-  Thiền Vipassana bứng tận gốc rễ phiền não và tham ái. 


Phân biệt Thiền đinh và Thiền Vipassana
Thiền Vipassana chỉ có trong Phật giáo
Cần nói thêm rằng thiền định thì Phật giáo cũng có mà các tôn giáo khác cũng có. Thiền Vipassana chỉ có trong Phật giáo hay nói một cách khác Vipassana là thiền của Phật giáo. Thiền Vipassana là một phương pháp tu đơn giản, thực tế mang lại kết quả là tâm an lạc và hướng đến một đời sống lợi lạc và hạnh phúc. Vipassana có nghĩa là " thấy mọi sự vật như thật bản chất của chúng ngay trong lúc quan sát"; nó là một tiến trình logic của việc thanh lọc tâm qua phương cách tự quán chiếu (self- observation).
Trải qua tiến trình thời gian, chúng ta sẽ kinh nghiệm tất cả sự lo âu, sự trạo hối và sự bất hòa. Khi chúng ta khổ, chúng ta không giữ nỗi khổ trong tâm chúng ta; thay vì , chúng ta làm phiền đến người khác. Rõ ràng , đây không phải là phương cách thích hợp để sống. Tất cả chúng ta mong muốn sống trong an bình giữa chúng ta và mọi người xung quanh. Sau hết, con người là những người sống trong xã hội; chúng ta phải sống và ban giao với họ. Làm thế nào chúng ta có thể sống một đời sống an bình? Làm thế nào chúng ta có thể duy trì an hòa trong chúng ta, và duy trì hòa bình và hài hòa xung quanh chúng ta?
Vipassana có thể giúp chúng ta sống an lạc và hài hòa; nó làm thanh tịnh tâm, giải thoát tâm ra khỏi khổ đau và những nguyên nhân cội rễ của khổ đau. Hành trì , tuần tự dẫn đến mục đích thiêng liêng cao nhất của sự giải thoát hoàn toàn tất cả mọi ô nhiểm thuộc về tâm lý. 

Muốn tu tập Thiền Vipassana, bước đầu hành giả cần phải làm gì ? 

 Trước khi tu tập Vipassana, hành giả phải tu sổ tức quan: Đếm hơi thở từ 1 đến 10 rồi ngược lại. Không nên đếm quá 10 vì tâm sẽ phóng, cũng không nên đếm ít hơn 5 vì như vậy tâm sẽ bị lúng túng. Khi đã cột tâm yên rồi thì hành giả bắt đầu chuyển qua tu thiền quán.  Hiện nay, việc tu tập theo Vipassana (dùng chánh niệm theo dõi các cửa giác quan để ngăn không cho các tâm bất thiện có điều kiện chen vào các cửa giác quan này).
Như vậy chúng ta đã phân biệt được Thiền định và Thiền Vipassana, bài sau chúng ta sẽ cùng thực tập thiền với khoá Thiền Vipassana 30 ngày.

                                                                                                 Sưu tầm tổng hợp

Phần IV: Thực tập Thiền Vipassana
 






Những lợi ích mà Thiền đem lại

     Ngày nay, nhiều người khắp nơi trên thế giới, bất luận là theo tôn giáo nào, họ đều ý thức được lợi ích của Thiền định. Mục đích gần của thiền là để rèn luyện tâm và dụng tâm một cách có hiệu quả cao trong đời sống thường nhật. Mục đích tối hậu của thiền là để giải thoát ra khỏi sinh tử luân hồi. Mặc dù thiền định được xem là một việc làm khó nhất, nhưng những lợi ích tích cực thì có thể đạt được ngay trong giờ phút hiện tại nếu chúng ta chuyên tâm thực hành. Những lợi ích của thiền định có thể được tóm tắt như sau:
những lợi ích mà Thiền đem lại
Thiền giúp cân bằng cuộc sống
- Nếu là người bận rộn, thiền định có thể giúp bạn buông bỏ căng thẳng và tìm đến sự thư thả.
- Nếu là người lo âu, thiền định có thể làm cho bạn bình tĩnh và tìm đến tâm an bình.
- Nếu bạn là người có nhiều vấn đề, thiền định có thể giúp bạn phát triển lòng can đảm và nghị lực để đối đầu và vượt qua.
- Nếu bạn thiếu tự tin, thiền định có thể giúp bạn có được tự tin (tự tin là bí quyết thành công trong cuộc sống).
- Nếu bạn có tâm lo sợ, thiền định có thể giúp bạn thấu hiểu thực chất của những vấn đề khiến bạn hoảng loạn, lúc đó bạn có thể khắc phục tâm lo sợ.
- Nếu bạn luôn bất mãn và không có gì trong đời sống làm bạn thỏa mãn, thiền định có thể giúp bạn tạo cơ hội để phát triển và duy trì sự hài lòng với chính mình.
- Nếu bạn hoài nghi và không quan tâm đến cách sống tôn giáo, thiền định có thể giúp bạn vượt qua thái độ hoài nghi và thấy được những giá trị thực tiễn trong đạo pháp.
- Nếu bạn thất bại và khổ sở do thiếu hiểu biết về tình trạng bấp bênh của đời sống và thế giới, thiền định có thể hướng dẫn và giúp bạn hiểu biết tính phù du của các pháp thế gian.
- Nếu bạn là người giàu có, thiền định có thể giúp bạn nhận chân bản chất sang trọng, cao cả của bạn và cách sử dụng nó không những vì chính hạnh phúc của bạn mà còn vì hạnh phúc tha nhân.
- Nếu bạn là người nghèo khổ, thiền định có thể giúp bạn phát triển sự tri túc và không chứa chấp lòng ganh tỵ trong lòng với những ai giàu có hơn bạn.
- Nếu bạn là một thanh niên đang ở "ngã ba đường" không biết rẽ về đâu, thiền định có thể giúp bạn tìm thấy chánh đạo để đi đến mục đích mà bạn đã chọn.
- Nếu bạn là một người đứng tuổi, chán ngán cuộc sống, thiền định có thể mang lại cho bạn sự hiểu biết cuộc sống sâu sắc hơn; sự hiểu biết này lần lượt sẽ làm vơi đi những nỗi đau của bạn và gia tăng niềm vui sống.
- Nếu bạn nóng tính, bạn có thể phát triển sức mạnh để khắc phục nhược điểm của tính nóng nảy, thù hận để trở thành người điềm đạm và tỉnh táo hơn.
- Nếu bạn ganh tỵ, bạn có thể hiểu rằng những thái độ tinh thần tiêu cực không bao giờ đóng góp bất cứ điều gì cho lợi ích của bạn.
- Nếu bạn không thể giảm thiểu tham ái đối với các dục lạc, bạn có thể học cách trở thành người làm chủ những dục lạc của bạn.
- Nếu bạn nghiện rượu hoặc ma túy, bạn có thể vượt qua thói quen nguy hiểm đã
từng làm cho bạn nô lệ.
- Nếu bạn là người hẹp hòi, bạn có thể phát triển trí sáng suốt để mang lại lợi ích cho chính mình, bạn bè và gia đình; và tránh sự hiểu lầm.
- Nếu bạn khổ sở từ những hỗn loạn như những chứng suy nhược thần kinh và xáo trộn tinh thần, thiền định có thể làm khơi dậy những năng lực tích cực trong thân tâm bạn để phục hồi sức khỏe, đặc biệt nếu chúng thuộc những vấn đề thần kinh.
- Nếu bạn là người nhu nhược hoặc có tính mặc cảm tự ti, thiền định có thể giúp bạn phát triển lòng can đảm và khắc phục nhược điểm.
- Nếu bạn là người sáng suốt, thiền định sẽ hướng dẫn bạn đến trí tuệ cao siêu. Lúc đó bạn sẽ thấy chân tướng của các pháp, và không còn chấp theo hình tướng bên ngoài nữa...

chăm sóc tâm bằng cách ngồi thiền


    Đây là một số điều lợi ích thiết thực phát xuất từ việc thực hành thiền định. Những lợi ích này không thể rao bán trong các cửa hiệu hay cửa hàng bách hóa mà bạn muốn có thì phải thực tập thiền và rèn luyện tâm mỗi ngày. Tâm là chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc và cũng là chìa khóa mở cánh cửa khổ đau. Hiểu được tâm và khéo dụng tâm là công việc hơn hẳn đời sống thanh bình và thỏa mãn.
Một số người cho rằng thực tập thiền rất khó vì khi hành thiền họ gặp phải loạn động rồi cho rằng không ai có thể đoạn trừ loạn động ấy. Thực ra, trong thế giới chúng ta đang sống không có nơi nào mà không có loạn động. Nhưng với sự khéo léo và hiểu rõ sự vật một cách hợp lý thì chúng ta sẽ biết cách bảo vệ tâm của mình, chống lại bất kỳ hình thức xáo trộn nào. Đức Phật dạy: "Khi bạn thấy bất kỳ sự vật gì, bạn cũng đừng chấp chặt vào sự vật đó mà phải dùng tâm để phát triển sự cảm nhận sâu sắc vào bản chất thật của sự vật hiện tượng".

   Hãy quan sát mọi vật với sự rõ biết. Tốt hơn bạn không nên đắm say vào nó nếu bạn thật sự muốn giữ tâm yên tĩnh. Hãy để cho tâm tự do không dính mắc vào một thứ nào. Khi nghe âm thanh dù vui hay buồn, chỉ nghe với sự rõ biết. Bạn phải có chánh niệm để tránh sự tác động của âm thanh, lúc đó tâm của bạn mới không bị vướng mắc vào những gì mình đang có. Bạn phải rèn luyện tâm để duy trì sự bình yên nội tại.
Ngoại cảnh và sự hưng phấn thường làm cho tâm bị xáo trộn nên ý niệm tham lam, ganh tỵ, sân si, vọng tưởng sẽ phát sinh; chúng làm cho tâm ô nhiễm. Thiền là phương tiện giúp ta bảo vệ tâm. Người khéo dụng công, khi tập trung vào bất kỳ sự vật hiện tượng nào dù vui hay buồn mà vẫn không có lòng tham đắm hay thù hận phát khởi.
     Chúng ta thường dành nhiều thời gian để chăm lo cho thân thể như tắm rửa, giặt áo quần, ăn uống, trang điểm, thư giãn... nhưng thử hỏi chúng ta đã dành bao nhiêu thời gian để quan tâm đến tâm?
     Nhiều căn bệnh và chứng rối loạn có thể tránh được nếu chúng ta biết dành thời gian thực tập thiền, rèn luyện tâm để giữ tâm yên tĩnh. Nhiều người không tin hoặc do lười biếng không hành thiền, không am tường về thiền nên cho rằng thiền chỉ là lãng phí thời gian.
Thiền có thể giúp con người vượt qua thân bệnh và duy trì sức khỏe thông qua sự phát triển của tâm. Khi tâm thoải mái, chúng ta dễ dàng tiếp thu kiến thức hoặc nhạy bén hơn. Khi tâm chứa ý tưởng xấu, những tạp nhiễm này có thể gây tổn thương thân thể. Y học ngày nay cũng chấp nhận rằng tâm là nguồn gốc của các loại bệnh và tương tự tâm cũng có thể được dùng để điều trị bệnh.
Thích Quảng Đạt dịch theo Meditation the only way


Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Thiền là gì?

Tìm hiểu về Thiền - Mục đích & Nội Dung

    Qua  1 thời gian tìm hiểu, mình đã thu thập được một lượng thông tin và các phươg pháp Thiền trên mạng. Qua blog này, mình muốn chia sẻ với những ai đang  tìm hiểu và thực tập Thiền tại nhà.

Mục đích của mình khi thực tập Thiền đơn giản là tìm đến những phút thảnh thơi trong cuộc sống,  chăm sóc tâm trí, điều hoà hơi thở, để có được sự thư giãn, thoải mái sau nhưng giờ học tập làm việc căng thẳng.


Trong thời gian tìm hiểu về Thiền, mình đã rơi vào trạng thái mơ hồ vì có quá nhiều khái niệm và phạm trù của Thiền.  Bản thân không theo một tôn giáo nào, Thiền là một từ thực sự khó định nghĩa và khiến mình bối rối. Vì vậy mình chỉ đi sâu vào Thiền Vipassana – dòng  thiền cổ xưa nhất của Phật Giáo. Mặc dù trước đây tại Việt Nam, thiền Vipassana không được phổ biến rộng rãi, tuy nhiên gần đây thiền Vipassana đang được phục hồi và phát triển, tất cả những ai có tâm hành thiền đều có thể thực tập. Mình xin tổng hợp nội dung thành 3 phần:

Phần I:    Tìm hiểu về Thiền? Thiền là gì?
Phần II:   Những lợi ích Thiền đem lại.Phần III: Phân biệt giữa Thiền Định và Thiền Vipassana
Phần IV:  Thực tập Thiền Vipassana.



Thiền là gì?

Chúng ta cùng đi vào Phần I: Tìm hiểu về Thiền

Theo tự điển tiếng anh Oxford, Thiền là sự thực hành suy tư sâu sắc trong tĩnh lặng để cho tâm của người thực hành an tịnh. Còn tư điển Merriam-Webster thì đưa ra hai định nghĩa khác nhau: thứ nhất, thiền là ngâm mình trong sự trầm tư mặc tưởng hay sự phản tỉnh; thứ hai, thiền là tham dự vào việc luyện tâm (như tập trung vào hơi thở hay trì tụng một câu thần chú lặp đi lặp lại nhiều lần[1]) với mục đích hướng đến sự tỉnh thức tâm linh ở một cấp độ cao.

Và theo tự điển Cambridge, thiền là hoạt đông hướng sự tập trung của bạn vào một đối tượng (có thể là một hoạt động mang tính chất tôn giáo hoặc một phương thức nào đó để được trầm tĩnh và buông xả).

Nói chung, tất cả những định nghĩa này đều mang cùng một ý nghĩa: đó là sự nỗ lực hết mình để ràng buộc tâm vào một điểm duy nhất vì dường như người ta không có khả năng tập trung vào hai đối tượng trong cùng một thời điểm.

Suy cho cùng, chúng ta thường có khuynh hướng dùng từ “thiền” để mô tả những sự thực tập có tính trầm tư mặc tưởng hay những sự thực hành phản ánh sự suy nghiệm.

Dựa trên ý nghĩa này, thiền không nhất định mang ý nghĩa tôn giáo. Mà đúng hơn, thiền là một phần tri nghiệm tự nhiên của con người chúng ta, và nó có thể được dùng làm phương thuốc trị liệu để gia tăng sức khỏe cũng như nâng cao hệ miễn dịch trong con người chúng ta.

Bất kỳ ai ngắm nhìn mặt trời lúc hoàng hôn hay chiêm ngưỡng một bức tranh nghệ thuật mà cảm thấy trầm tĩnh và nội tâm thanh thoát đều ít nhiều thưởng thức gia vị của thiền. Nói như vậy, thiền Phật giáo là gì? Trước hết chúng ta khảo sát thiền Phật giáo theo cách hiểu của ngươi bình thường trước.

Thiền Phật Giáo Theo Quan Điểm Bình Dân

Khi được hỏi về thiền, ai trong chúng ta dường như đều có cùng câu trả lời bất kể chúng ta là ai đi nữa. Người bình thường hay liên tưởng đến thiền Phật giáo theo một trật tự sau đây: thứ nhất, thiền giả phải tìm một nơi thanh vắng như chùa, hay một góc phòng, hay một khóa tu thiền; nghĩa là người ta phải tách mình ra khỏi đời sống thường nhật bận rộn.

Điều tiếp theo họ nên làm là ngồi kiết già, thẳng lưng, và nhắm mắt.

Sau cùng, họ điều chỉnh sao đó để tập trung vào một đối tượng cụ thể.

Thiền của Đạo Phật nguyên thủy
Gồm có ba kỹ thuật chính là Thiền Chánh Niệm( satibhavana), Thiền Định (samathabhavana) và Thiền Tuệ Quán (vipassanabhavana). Đối với Đạo Phật nguyên thủy, khi nói đến thiền nhất thiết phải phân biệt đó là Thiền Chánh Niệm, Thiền Định hay Tuệ Quán.
- Thiền Chánh Niệm là phương pháp giữ Niệm (sati) trên bốn lãnh vực, gồm thân thể, cảm giác, tâm và đối tượng của tâm (tứ niệm xứ)
- Thiền định còn gọi là Định hay Tịnh chỉ, là pháp an trú tâm trên một đối tượng. Thường các nhà sư dung hơi thở là đối tượng để an trú tâm.
Tuệ quán là công phu quán sát các đối tượng, hiện tượng đang hiện hữu, diễn biến, xảy ra trong thân và tâm với mục đích để nhìn thấy tính duyên hợp, vô thường và vô ngã của chúng. Mục đích của Tuệ quán là tạo ra các tuệ cần thiết cho sự giác ngộ các quả thánh.
Cần nên biết: Thiền định của Phật giáo nguyên thủy đưa đến bốn bậc thiền hữu sắc là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, và bốn bậc thiền vô sắc là không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ và phi tưởng phi phi tưởng xứ. Những thiền định nói trên mặc dù có nguồn gốc trước Đạo Phật và không đưa đến bốn đạo quả, nhưng vẫn là kĩ thuật luyện tâm song song với pháp thiền quán. Pháp Tuệ Quán được coi là một sáng tạo riêng của Đức Phật. Việc thực hành Tuệ quán cần sử dụng năng lực của định (samadhi) để nhìn thấy rõ các pháp chân đế (paramattha) như chúng thực sự là, cho nên công phu thiền định là một lợi thế cho thực hành thiền tuệ quán. Theo một vài luận giải của Phật Giáo Nguyên Thủy thì Thiền Định (Samadhi) là một công cụ cần thiết không thể thiếu để thực hành thành công Tuệ Quán (Vipassana).
Lời Kết

Chúng ta thấy không có nhiều thay đổi trong phương pháp hành thiền từ thời đức Phật cho đến ngày hôm nay. Điểm cốt lõi của thiền Phật giáo vẫn còn được lưu hành.

Một cách khái quát, hành giả thiền tông cần thực hiện hai bước quan trọng: thứ nhất, nỗ lực để an tịnh cái tâm của mình; thứ hai, cái tâm an tịnh sẽ giúp hành giả tuệ tri sâu thẳm vào những gì mà họ thực sự muốn khám phá.

Trong ý nghĩa này, thiền là trung tâm trong hệ thống giáo lý của đức Phật. Bất kỳ học thuyết nào mà đức Phật đã thuyết giảng trong kinh điển Phật giáo nguyên thủy đều có liên đới đến thiền như chúng ta đã bàn khi nói về Kinh Đại Niệm Xứ.

Nói một cách khác, suốt bốn mươi lăm năm đức Phật chỉ thuyết giảng hai điều: Khổ và con đường đưa đến sự diệt Khổ. Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh mà thiền Phật giáo gọi là samatha (thiền chỉ).

Như mặt hồ phẳng lặng, với cái tâm an tịnh, người ta có thể nhìn thấu suốt những gì bên dưới nó. Đây là điều Phật giáo gọi là Vipassana (thiền quán).   
                                                                                                 
                                                                                  Nguồn: PTVN & PhamDoan
                                                                                      
                                                                             



Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Stress và ứng dụng của Thiền


Stress là gì?  

Trước hết ta hãy thử lược sơ qua, để hiểu rõ hơn Stress là gì? Stress là một trong những khả năng sinh tồn của loài ngươì. Nói khác đi Stress là một phản ứng tự vệ của cơ thể trước các nguy cơ. Stress là một phản xạ tự nhiên giúp con người đối phó với những bất trắc từ bên ngoài tác động. Khi gặp nguy hiểm – đối đầu với con sư tử chẳng hạn – cơ thể con người cần phải nhanh chóng sẵn sàng để “đương đầu” hay “chạy trốn” (fight or flight reponse).

thiền giúp loại bỏ stress

Khi não bộ đánh hơi được một sự nguy hiểm, một tín hiệu được báo ngay cho:   
A- Adrenal glands (nằm trên chóp thận) để tiết ra hai loại hormones:    
- Adrenaline (epinephrine) và         
- Glucocorticoids & cortisol.   
  
B- Các tế bào thần kinh vùng Hypothalamus để tiết ra chất:  
- Nor-epinephrine. Các loại hormones này là những chất hóa học cực mạnh, có tác dụng làm cho: 
- Các giác quan nhạy bén hơn, các cơ bắp (muscle) săn chắc lên,  giảm thiểu khả năng tiêu hoá (tác dụng của nor–epinephirine). 

- Tim đập nhanh hơn, phổi: hô hấp nhanh hơn, chuẩn bị đưa oxygen tới các tế bào (t/d của epinephrine).

- Độ đường tăng trong máu để cung cấp nhiệt lượng cần thiết (cortisol).

- Nói tóm lại cơ thể chúng ta đang ở trong tư thế sẵn sàng tác chiến hay ….chạy trốn.    
Một khi Stress đã qua đi, (như trong ví dụ này, con sư tử đã đi...chỗ khác chơi) thì các hormones trở về trạng thái cũ. 
 
Thế nhưng trong xã hội ngày nay, Stress biến đổi hình thức, nó không còn đơn thuần là một con sư tử, nanh dài móng nhọn, mà nó thiên biến vạn hóa ra hàng triệu tình huống khác: một ông Boss khó tính,  một ông xã (hay bà xã) ưa cằn nhằn, một cuộc tình sóng gió, 3 tiếng đồng hồ kẹt xe trên xa lộ, 50 cm tuyết sáng thứ hai…v.v...Cái phản ứng “đánh”  hay “chạy”  (fight or flight) của cơ thể vẫn không thay đỗi nhưng cái Stress ngày nay đã khác với cái stress ngày xưa. Và không phải trong tình huống nào mình cũng có thể...Đánh hay Chửi được, mà phần nhiều là phải...chịu trận!!!. Vì vậy cơ thể con người gần như luôn luôn đầy ắp những thứ hormones này. Chính sự hiện diện lâu dài, ngày này qua ngày khác, và ở nồng độ cao (high concentration) của các stress hormones mà tạo ra các nguy cơ tác hại cho cơ thể: 
    
a- Tổn thương các mạch máu, đưa đến các bệnh về tim mạch (heart disease). 
 
b- Giảm khả năng đề kháng của cơ thể (immunity systeme), đưa đến cancer, bệnh nhiễm trùng (infectious disease).... 
c- Mất calcium trong xương gây ra osteoporosis ở phụ nữ lúc mãn kinh (menopausis).  
d- Làm tăng mỡ đọng ở eo và mông - heart disease.      
e- Diabetese, đái đường, mất trí nhớ…        
f- Cái liste của những tác hại vì Stress còn rất là daì, đó là chưa kể đến những căn bệnh thần kinh như depression, parkinson' disease, Alzheimer, stroke vv và vv…     
4) Thiền - Quán sổ tức, và Stress.  
  
Theo DR.Andrew Weil (University of Arizona) thì cách điều hoà hơi thở là cách thức hữu hiệu nhất để chống lại sự âu lo (anxiety) và Stress, và ngay đối với cả những thể loại nặng nhất của bệnh khủng hoảng thẩn kinh (panic disorder). Vì khi bạn chú tâm vào hơi thở, và thở sâu, chậm, yên lặng và đều đặn thì bạn không thể nào...stress, hay lo âu được. Bởi lẽ rất dễ hiểu là cơ thể bạn không thể nào cùng lúc lúc làm được những việc trái ngược nhau. Như chúng ta biết, ngược lại với Stress, sự điều hoà hơi thở sẽ làm cho tim đập chậm, giảm huyết áp, làm an tĩnh hệ thần kinh. Khi não bộ không nhận được tín hiệu nguy cơ nữa thì cơ thể trở lại với trạng thái điều hoà, các bộ phận điều tiết những Stress hormone không còn được kích thích cũng sẽ trở về trạng thái bình thường, và cơ thể bạn không nằm trong trạng thái chuẩn bị ứng chiến như ta đã thấy ở trên. Và như thế, bạn vừa..."shut down" những tác hại của Stress.   
Hiện nay những Bệnh viện lớn như Columbia Medical center ở New York city, những bệnh nhân trước khi giải phẫu Tim, đều được mời tham dự những buổi Thiền, Meditation. Ở những bệnh nhân có tham gia thiền quán, người ta nhận thấy ít lo âu trước khi mổ, ít mất máu trong khi mổ và hồi phục nhanh hơn sau khi mổ. 


Điều hòa hơi thở chỉ là một dạng thô thiển nhất của Thiền quán, cần nói thêm là Thiền không chỉ là sự điều hòa hơi thở nhưng nếu bạn biết áp dụng vào đời sống hàng ngày thì ít ra bạn cũng ngăn ngừa hay chặn đứng được những tác hại của Stress, tuy bạn chưa đi vào trạng thái Thiền định nhưng bạn cũng đã kiểm soát được mình qua sự điều tức. Khi kiểm soát được hơi thở của mình, cơ thể của bạn là của bạn. Có thể bạn chưa đạt được giải thoát hay Đốn ngộ với sự kiểm soát hơi thở, nhưng ít ra đời sống bạn cũng sẽ được thoải mái hơn và...ít bệnh tật hơn!!!      

                                                                                   Nguồn: Phật Giáo Việt Nam

Thiền và khoa học

   Soeur Elaines McInnes là một vị nữ tu Thiên chúa Giáo, và cũng là một Thiền sư Phật giáo. Năm 1980, sau 15 tu học về thiền quán ở Tokyo, Bà có đuợc danh xưng là Zen Roshi – Thiền sư. Trong vòng 40 năm, Bà đã đem mùi vị của Thiền Quán rải khắp các nhà tù trên thế giới.

sự kiểm soát hơi thở và Stress
Tác dụng của sự kiểm soát hơi thở và Stress
1) Sự tương quan giữa Mind và Body :
Thế kỷ thứ XVII, René Descartes nhà toán học và triết học người Pháp, khẳng định thuyết nhị nguyên, tách rời thế giới tâm linh và thế giới vật chất, (mind – body dualisme) theo ông, Mind: tư tưởng, và Body: cơ thể, là hai cái entity không làm cùng 1 chất liệu. Này nhé: nếu bạn cầm dao cắt vào da thịt, máu sẽ tuôn trào, nhưng nếu bạn đưa bộ óc lên bàn mổ, thì ý tưởng không chảy ra theo vết cắt...vì vậy những gì xảy ra trong tư tưởng hoàn toàn biệt lập với những gì xảy ra trong cơ thể, nói cách khác đó là hai phần tử riêng biệt, không ảnh hưởng gì đến nhau. Nếu như Descartes còn sống đến ngày nay thì hẳn là ông đã thấy mình thật sự sai lầm...




Tư tưởng và cơ thể con người là 2 bộ phận liên quan mật thiết, những tình cảm yêu ghét, giận hờn không thể cân đo đong đếm đó có thể dẫn đến những căn bệnh rất thực tế như nghẽn tim, loét bao tử, hay ngược lại những căn bệnh hiểm nghèo mà bác sĩ tưởng chừng phải bó tay bỗng nhiên thuyên giảm một cách kỳ diệu sau những cuộc hành hương. Và nữa, sức mạnh của thiền định – Meditation – là một sự thật không thể chối cãi. Sự kiện những vị thiền sư Tibet ngồi toạ thiền trong tuyết lạnh và sử dụng Hoả thân để làm nóng lớp chăn phủ trên người đã làm nao núng giới khoa học gia Tây phương.  
Có một sự giải thích khoa học nào không cho những sự kiện tưởng như thuộc về một thế giới huyền bí của tâm linh đó? Hay chúng ta đành dễ dãi bằng lòng với cách xếp hạng chúng vào mục...Khoa học huyền bí, và phải kêu gọi đến...lòng tin - faith - để mà...gật gù: “Đã bảo là huyền bí rồi mà!”. Trước khi vận dụng đến “khả năng tin tưởng” của tâm linh, chúng ta hãy thử dùng con mắt khoa học để khảo sát về hiện tượng tương quan giữa Cơ thể (Body) và Ý tưởng (Mind) qua các chứng bệnh. (Trong phạm vi bài này Tiff chỉ xin bàn tới sự liên quan giữa Stress, các căn bệnh gây ra bởi Stress và ứng dụng của Thiền – Meditation – trong đòi sống hàng ngày).     

não bộ trong lúc thiền định

2) Sự liên quan giữa Stress và Bệnh:        

Tất cả chúng ta đều biết Stress gây ra rất nhiều bệnh. Cái list của những căn bệnh thời đại đó càng ngày càng dài ra tưởng như không bao giờ hết. Cái Stress cao độ (intense) và kéo dài (prolonged) làm yếu đi khả năng đề kháng của cơ thể (immunity defense), làm mệt mỏi trái tim, làm hư hoại những tế bào của não bộ (memory’s brain cell), làm tăng mỡ đọng ở eo và mông (một trong những risk factor của heart desease (nghẽn tim, infartus...), cancer và diabetese (đái đường). Stress cũng dự phần lớn vào những bệnh thoái hoá như polyarthritis rhumatoide – thoái hóa khớp xương), những bệnh tâm thần – depression, và góp phần làm cho các tế bào mau già.    
   
Các cơ cấu giữa Stress và Disease chỉ mới được hiểu khá tường tận từ khoảng đầu thập niên này (vào khoảng năm 1990, những bài học về Stress còn nằm trong phần Psychiatric mà không phải là phần Diagnosis – bệnh lâm sàng).    

Phần2: Stress và ứng dụng của Thiền

                                                                           Nguồn: Phật Giáo Việt Nam


 
BACK TO TOP