e Blog chia sẻ niềm vui, giảm stress | Tìm hiểu về Thiền

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Phân biệt Thiền định và Thiền Vipassana

  Sau khi tìm hiểu về Thiền ở bài viết trước, chúng ta đã nắm được khái niệm cơ bản về Thiền, với những người sơ tâm mới bước vào Thiền thì không tránh khỏi việc bị rối rắm. Tuy vậy những người mới tìm hiểu về Thiền nhất định phải phân biệt được 3 kỹ thuật chính của Thiền đó là:
Thiền Chánh Niệm( satibhavana)
 Thiền Định (samathabhavana)
- Thiền Tuệ Quán (vipassanabhavana)
- Thiền Chánh Niệm là phương pháp giữ Niệm (sati) trên bốn lãnh vực, gồm thân thể, cảm giác, tâm và đối tượng của tâm (tứ niệm xứ)

- Thiền định còn gọi là Định hay Tịnh chỉ, là pháp an trú tâm trên một đối tượng. Thường các nhà sư dung hơi thở là đối tượng để an trú tâm.
- Tuệ quán là công phu quán sát các đối tượng, hiện tượng đang hiện hữu, diễn biến, xảy ra trong thân và tâm với mục đích để nhìn thấy tính duyên hợp, vô thường và vô ngã của chúng. Mục đích của Tuệ quán là tạo ra các tuệ cần thiết cho sự giác ngộ các quả thánh.

Để có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán) chúng ta sẽ cùng nghiên cứu hai phương pháp tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.

Thiền định : 
 -  Định của thiền định là tâm sở nhất tâm, trụ tâm nằm trên một đề mục cố định duy nhất. -  Đề mục của thiền định là tục đế (chế định), không có sanh diệt. -  Thiền định sử dụng đại định, kiên cố định và an chỉ định. -  Thiền định chỉ giúp tạm thời đè nén, khống chế phiền não.
Thiền Vipassana :-  Định của thiền quán là tâm sở nhất hành, thực hành thiền Vipassana, hành giả có khả năng định trên nhiều đối tượng khác nhau.-  Đề mục của thiền Vipassana là chơn đế, có sanh diệt.-  Thiền Vipassana sử dụng cận định và sát na định-  Thiền Vipassana bứng tận gốc rễ phiền não và tham ái. 


Phân biệt Thiền đinh và Thiền Vipassana
Thiền Vipassana chỉ có trong Phật giáo
Cần nói thêm rằng thiền định thì Phật giáo cũng có mà các tôn giáo khác cũng có. Thiền Vipassana chỉ có trong Phật giáo hay nói một cách khác Vipassana là thiền của Phật giáo. Thiền Vipassana là một phương pháp tu đơn giản, thực tế mang lại kết quả là tâm an lạc và hướng đến một đời sống lợi lạc và hạnh phúc. Vipassana có nghĩa là " thấy mọi sự vật như thật bản chất của chúng ngay trong lúc quan sát"; nó là một tiến trình logic của việc thanh lọc tâm qua phương cách tự quán chiếu (self- observation).
Trải qua tiến trình thời gian, chúng ta sẽ kinh nghiệm tất cả sự lo âu, sự trạo hối và sự bất hòa. Khi chúng ta khổ, chúng ta không giữ nỗi khổ trong tâm chúng ta; thay vì , chúng ta làm phiền đến người khác. Rõ ràng , đây không phải là phương cách thích hợp để sống. Tất cả chúng ta mong muốn sống trong an bình giữa chúng ta và mọi người xung quanh. Sau hết, con người là những người sống trong xã hội; chúng ta phải sống và ban giao với họ. Làm thế nào chúng ta có thể sống một đời sống an bình? Làm thế nào chúng ta có thể duy trì an hòa trong chúng ta, và duy trì hòa bình và hài hòa xung quanh chúng ta?
Vipassana có thể giúp chúng ta sống an lạc và hài hòa; nó làm thanh tịnh tâm, giải thoát tâm ra khỏi khổ đau và những nguyên nhân cội rễ của khổ đau. Hành trì , tuần tự dẫn đến mục đích thiêng liêng cao nhất của sự giải thoát hoàn toàn tất cả mọi ô nhiểm thuộc về tâm lý. 

Muốn tu tập Thiền Vipassana, bước đầu hành giả cần phải làm gì ? 

 Trước khi tu tập Vipassana, hành giả phải tu sổ tức quan: Đếm hơi thở từ 1 đến 10 rồi ngược lại. Không nên đếm quá 10 vì tâm sẽ phóng, cũng không nên đếm ít hơn 5 vì như vậy tâm sẽ bị lúng túng. Khi đã cột tâm yên rồi thì hành giả bắt đầu chuyển qua tu thiền quán.  Hiện nay, việc tu tập theo Vipassana (dùng chánh niệm theo dõi các cửa giác quan để ngăn không cho các tâm bất thiện có điều kiện chen vào các cửa giác quan này).
Như vậy chúng ta đã phân biệt được Thiền định và Thiền Vipassana, bài sau chúng ta sẽ cùng thực tập thiền với khoá Thiền Vipassana 30 ngày.

                                                                                                 Sưu tầm tổng hợp

Phần IV: Thực tập Thiền Vipassana
 






1 nhận xét:

  1. Tôi không biết phải giới thiệu như thế nào. Những quyển sách mà các bạn sẽ đọc sau đây là những tác phẩm vô cùng quý cho những người thành tâm tìm đạo. Không phải bằng sự tin tưởng, cầu nguyện, mà bằng sự sáng suốt. Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu “ Duy Tuệ Thị Nghiệp ”. Như người đi đêm chỉ cần một ánh đèn là đũ. Nếu những lời hay, sách quý đúng vào mục đích nhất là mục đích cốt tủy của người tầm đạo thì thật là như một ngọn đèn sáng. Trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” và nhiều quyển sách quý giá khác của dịch giả Vũ Toàn. Vô cùng cảm ơn công sức dịch thuật của tác giả và sự chia sẻ vô vụ lợi của Ông. Tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” là “ Đối thoại sấm sét, trực chỉ giữa một người ở ngoài Tâm và những người còn quanh quẩn trong Tâm ”. Xin mời các bạn. Nếu các bạn muốn, xin vào trang web chuabenhdongian.com và để lại email tôi sẽ gửi sách đến các bạn

    Trả lờiXóa

 
BACK TO TOP